Đừng dưỡng da nếu không bôi kem chống nắng hàng ngày

Đăng bởi Chị Dung vào lúc 07/03/2022

1. Dùng kem chống nắng bảo vệ da khỏi tác hại của bức xạ UV.  Vậy cơ chế hoạt động trên da như thế nào?

Mục đích của tất cả các loại kem chống nắng trên thị trường là chống được cả 2 tia UVA, UVB ánh sáng mặt trời. Theo cơ chế hoạt động, kem chống nắng được chia thành 2 loại: Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học  
Cơ chế hoạt động của kem chống nắng

Phân biệt kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

  Kem chống nắng vật lý Kem chống nắng hóa học
Thành phần Kẽm Oxit (ZnO)và Titan Oxit (TiO2) Gồm các chất hữu cơ như: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…
Cơ chế tác dụng Chống nắng theo cơ chế phản xạ ánh sáng ngăn chặn tia UV không xuyên được vào trong da.  Bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thu, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da.
Tên gọi Sunblock Suncreen
Ưu điểm -Tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời như kem chống nắng hóa học
– Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm và cả da em bé.
-Tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài
– Có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít.
– Sử dụng lượng ít hơn so với kem chống nắng vật lý.
– Có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước, phù hợp mọi nhu cầu .
– Dễ tiệp màu da có thể thay kem lót trang điểm.
Nhược điểm – Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da.
– Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi.
– Thường tạo một lớp màu trắng trên da, không tiệp màu da.
– Các thành phần có thể gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm.
– Kém bền vững do đó sau 2 tiếng phải bôi lại.
– Bôi trước 15-20 phút để kem ngấm vào da trước khi ra nắng.

Ngoài ra trên thị trường có một số loại kem chống nắng kết hợp cả 2 phương pháp chống nắng vật lý và chất nắng hóa học nhằm đảm bảo hiệu quả chống nắng tốt nhất.

2. Tác hại của tia UV-B và UV-A lên da như thế nào?

Bức xạ UV-B thâm nhập đến lớp biểu bì và là nguyên nhân gây bỏng nắng và tăng nguy cơ ung thư da. Mặt khác, tia UVB còn là nguyên nhân chính gây tăng sinh sắc tố melanin, cũng chính là cơ chế tự bảo vệ làn da trước sự tấn công của ánh sáng mặt trời. 

tác hại tia cực tím uva và uva

3. SPF có nghĩa là gì? Có phải SPF càng cao càng tốt cho da?

Hiệu quả chống nắng được đánh giá bằng chỉ số chống nắng (SPF)

Ví dụ: SPF 15 có nghĩa là 93,3% bức xạ UV-B trở nên vô hại, SPF 30 loại bỏ 96,7% và SPF 50 loại bỏ 98% bức xạ UV-B. Phần trăm bức xạ còn lại được hấp thụ bởi các hắc tố trong da.

Tuy hiên không phải trong trường hợp nào chỉ số SPF càng cao thì độ chống cũng hiệu quả và tốt cho da. Nếu bạn biết mình sẽ ở ngoài nắng trong bao lâu và ước tính thời gian tự bảo vệ của da, bạn có thể dễ dàng tính được chỉ số SPF cần thiết.

Ví dụ: Với thời gian ở ngoài nắng 4 giờ (240 phút) và thời gian tự bảo vệ của da là 20 phút, bạn sẽ cần chỉ số chống nắng (SPF) là 240 chia cho 20 bằng 12. Chỉ số SPF gần nhất hiện có là 15. Nếu sử dụng SPF 30 hoặc thậm chí 50 trong trường hợp này sẽ vô ích. Điều này thậm chí sẽ làm giảm sắc tố melanin và vitamin D3 hình thành góp phần giảm thời gian tự bảo vệ của da. Vẫy nên bạn cần bắt đầu tắm nắng với thời gian phơi nắng ngắn và sau đó tăng dần thời gian phơi nắng.

4. Cách gia công và cần đặc biệt chú ý trong kem chống nắng?

Bên cạnh các màng lọc UV-A và UV-B, kem chống nắng có chứa chất mang ưa béo – thường là ở dạng chống oxy, tuy nhiên các este dễ phân hủy sinh học cũng như các chất tạo màng polyme có thể thấm vào hơi nước. Cuối cùng là thành phần giúp lưu giữ các màng lọc ở lâu trên bề mặt da mà không có tác động gây tắc nghẽn và không tích tụ nhiệt và gây phổng da. 

Để nhũ tương dễ thẩm thấu lan truyền trên da thì các màng lọc và các chất mang trong kem chống nắng được phối trọn trong pha nước cùng với chất nhũ hóa giúp ổn định hệ. Về chất nhũ hóa cần lưu ý gốc polyethylene glycol ( PEG) không thích hợp sử dụng vì chúng tạo thành các hợp chất hóa học có hại (peroxit) khi kết hợp với ánh sáng mặt trời.

5. Các hạt nano trong kem chống nắng thực tế có tác hại như thế nào?

Trong thời gian gần đây hạt nano trong kem chống nắng được quan tâm rất nhiều. Một mặt chúng phản xạ ánh nắng mặt trời nhưng có thể ảnh hưởng đến các tế bào da. Trong kem chống nắng các hạt nano có kích thước hạt từ 100 nm trở xuống phải tuân theo tiêu chuẩn công bố vật liệu nano theo nghị định EC1223 / 2009 của Chỉ thị Mỹ phẩm của Liên minh Châu Âu, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 7 năm 2013 với các yêu cầu nghiêm ngặt tiêu chuẩn khắt khe này.

Hầu hết các nhà sản xuất đều tập trung vào kích thước hạt trên 100 nm hoặc sử dụng bộ lọc tổng hợp. Không có báo cáo nào về tổn hại do các hạt nano oxit kẽm hoặc titan đioxit gây ra. Tuy nhiên, không có nghiên cứu đáng tin cậy nào có thể loại trừ 100% các tác hại tiềm ẩn vì tất cả các nguyên cứu dựa trên mặt lý thuyết.

6. Một số lưu ý trong quy định team nhãn sử dụng cho kem chống nắng? 

FDA yêu cầu các thay đổi đối với việc in thông tin lên bao bì của các sản phẩm chống nắng, cụ thể:

  • In thành phần chống nắng chính lên mặt trước của sản phẩm.
  • Thêm cảnh báo về khả năng giúp bảo vệ da khỏi ung thư của kem chống nắng.
  • Các tính năng như quang phổ rộng, chống thấm nước và chỉ số SPF đều phải được ghi đầy đủ.
  • FDA cũng đề nghị tăng chỉ số chống nắng SPF tối đa được in trên bao bì từ SPF 50+ lên SPF 60+. Đi kèm với đề nghị này là đề xuất bổ sung về việc chỉ số SPF tăng lên thì khả năng chống tia UVA cũng phải tăng
  • FDA đã không cho phép các nhà sản xuất ghi nhãn “Waterproof” (không thấm nước) trên bao bì sản phẩm – vì thực tế mồ hôi và nước sẽ rửa trôi bất kỳ công thức nào khỏi da. Theo quy định hiện hành, kem chống nắng có “water-resistant” (chịu nước) phải hoạt động hiệu quả ít nhất 40′ trong nước và loại “very water-resistant” có thời gian hoạt động là 80′.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục
84947396789